Chơi hoặc điều điển flycam đang trở thành một trong những hoạt động thu hút rất nhiều sự quan tâm của những người ham mê công nghệ, yêu thích thích trải nghiệm được chinh phục bầu trời và ghi lại những hình ảnh ấn tượng trừ trên cao. Chính vì thế mà các ngành dịch vụ liên quan như dịch vụ quay phim flycam, cho thuê flycam Đà Nẵng, HCM, Hà Nội, cho thuê DJI FPV, … phát triển rất mạnh mẽ. Nhưng khi điều khiển flycam, rất nhiều người dùng gặp phải các trường hợp lỗi khiến flycam bị rơi, mang lại nhiều thiệt hại đáng tiếc không mong muốn về tài sản thậm chí nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng của người khác. Qua bài viết dưới đây, hãy cùng FlycamPlus điểm qua 10 lỗi phổ biến khiến flycam của bạn bị rơi và cách khắc phục nhé.

Tham khảo thêm:

1. Cánh quạt gặp trục trặc, sự cố khi bay

Cánh quạt của flycam được kết nối với các motor của flycam giúp flycam cất cánh. Đây được coi là một trong những bộ phận quan trọng quyết định tới khả năng bay và cân bằng của flycam. Nếu một trong những cánh quạt trên chiếc drone của bạn gặp trục trặc hay bị lỏng trong quá trình bay sẽ làm ảnh hưởng tới độ cân bằng và khả năng bay của flycam. Nhưng để đảm bảo khối lượng và những yêu cầu trên flycam, những chiếc cánh quạt này thường được làm từ chất liệu nhựa dẻo, có khả năng uốc dẻo vì vậy chúng vẫn có khả năng bị biến dạng sau những va chạm khi bay. Ngoài ra, khi cánh quạt bị hỏng khiến flycam sẽ có rủi ro cao nếu rơi trúng người khác. Chính vì vậy, để đảm bảo cho người và thiết bị, bạn nên đảm bảo rằng đã kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng của những cánh quạt flycam trước khi cất cánh.

cách khắc phục nguyên nhân flycam bị rơi

2. Mất tín hiệu GPS

Mất tín hiệu GPS là một trong những nguyên nhân khiến flycam bị rơi khá phổ biến với người dùng điều khiển bay flycam. Tín hiệu GPS giúp người bay có thể biết được vị trí của chiếc flycam của mình ngay cả khi không nhìn thấy nó. Nhưng nếu bạn bay trong những môi trường nhiễu sóng hoặc bay giữa nhiều tòa nhà cao tầng, tín hiệu GPS sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều dẫn đến mất tín hiệu GPS và không xác định được vị trí chiếc drone của mình. Vì vậy, bạn nên lựa chọn những địa điểm không gian thông thoáng, có tầm nhìn tốt để bay chiếc flycam an toàn. Trong trường hợp bắt buộc bay trong những không gian hẹp, FlycamPlus giúp bạn một cách để khắc phục của lỗi này. Bạn hãy cài đặt độ cao RTH ” Return to Home ” cao hơn tất cả những vật thể xung quanh trước khi bắt đầu hành trình bay.

cach khac phuc loi khien flycam bi roi

Để cài đặt độ cao RTH, bạn khởi động ứng dụng DJI Fly trên thiết bị di động kết nối với thiết bị bay. Sau đó bạn vào setting có biểu tượng ” … ” và chọn mục ” Safety ” . Sau đó cài đặt độ cao ” Auto RTH Altitude ” sao cho lớn hơn mọi tòa nhà hoặc những vật thể xung quanh.

Tải ứng dụng DJI Fly tại đây: DJI Fly For Android / DJI Fly For iOS

3. Lỗi la bàn

La bàn giúp bạn xác định điều hướng thiết bị bay của mình một cách chính xác và hiệu quả. Khi la bàn gặp trục trặc, bạn sẽ rất dễ gặp những tai nạn về phương hướng. Tương tự như GPS, la bàn sẽ không hoạt động tốt được trong những môi trường nhiễm từ cao hãy nhiễu tần sóng Radio. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên cho flycam bay cao tránh xa những cột điện cao thế, hay những trạm phát sóng điện từ,…

4. Mất kết nối giữa thiết bị bay với bộ điều khiển

Nguyên nhân của lỗi này thường gặp phải do sự cố kết nối giữa dây cáp kết nối hoặc cổng kết nối giữa thiết bộ điều khiển và thiết bị di động bị lỏng hoặc hư hỏng khiến kết nối không ổn định. Điều này sẽ dẫn đến khả năng điều khiển flycam bằng bộ điều khiển của bạn và gây nên những tai nạn bất cứ lúc nào trong thời gian mất kết nối. Để giảm thiểu tối đa trường hợp gặp phải lỗ này, bạn hãy kiểm tra và đảm bảo rằng các cổng kết nối và dây cáp kết nối của bạn để chắc chắn rằng kết nối luôn được ổn định trong suốt hành trình bay.

5. Dùng chế độ ” RTH ” sai cách

Trong những trường hợp mất kiểm sát với flycam, nếu là một người chưa có quá nhiều kinh nghiệm bay, bạn sẽ thường có tâm lý vội vàng ấn ” RTH ” ( return to home ) để kích hoạt chế độ bay về điểm Home trên chiếc flycam của mình. Với nhiều kinh nghiệm trong việc điều khiển bay flycam, những phi công của FlycamPlus chia sẻ rằng hầu hết trong những trường hợp này, chiếc drone của bạn rất dễ va chạm với những vật thể trên đường bay về như cây cối, các tòa nhà cao tầng, cột điện, … do độ cao RTH chưa đủ đạt yêu cầu. Vì vậy, trước khi khởi động bay flycam, cài đặt độ cao RTH đạt yêu cầu là một công việc chuẩn bị vô cùng cần thiết. Để cài đặt độ cao RTH, bạn có thể xem lại hướng dẫn tại cách 2.

6. Sai điểm trở về ” Home “

Lỗi này gặp phải nguyên nhân do sự gián đoạn tín hiệu GPS trong một thời điểm, sự gián đoạn này đôi khi sẽ khiến cho flycam tự động lập trình lại điểm Home. Và khi tín hiệu GPS có lại thì flycam sẽ bay về điểm home mới mà không trở lại điểm đã cài đặt từ ban đầu. Lỗi này thường ít gặp phải khi flycam được đảm bảo tín hiệu GPS và cập nhật firmware mới nhất thường xuyên.

7. Hết pin trong quá trình bay

Đây là một lỗi nghiêm trọng mà bất kì một người bay flycam nào cũng không nên mắc phải. Khi thiết bị bay báo hết pin trong quá trình bay sẽ dẫn đến mất sự kiểm soát giữa người và thiết bị bay. Trong trường hợp flycam không đủ pin bay về điểm Home sẽ dẫn đến những tai nạn không đáng có khác. Vì vậy, hãy cẩn thận kiểm tra pin của chiếc flycam trước khi bắt đầu một hành trình bay. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra chất lượng pin của flycam. Nếu pin có dấu hiệu phồng hay lệch cell thì lời khuyên dành cho bạn là không nên sử dụng viên pin ấy nữa.

cách khắc phục lỗi khiến flycam của bạn bị rơi

8. Hết pin trong quá trình RTH

Tương tự như lỗi thứ 7, để đảm bảo an toàn cho thiết bị bay và tránh gây tai nạn không đáng có, bạn nên bật chế độ RTH cho chiếc drone của mình khi lượng pin còn tối đa 25 – 30 %. Ngoài ra, có một số mẫu flycam khác có khả năng tự tiếp dấp an toàn thẳng xuống vị trí đang bay khi pin dưới 10% nhưng điều này vẫn mang lại rủi ro khi flycam của bạn đang bay trên một cái cây, ao nước,…

9. Bay sai hướng

Khi thiết bị bay của bạn bay quá cao hoặc quá xa so với tầm mắt của mình, bạn chỉ có thể điều khiển chiếc drone của mình qua màn hình thiết bị di động kết nối qua bộ điều khiển. Điều này ít nhiều cũng sẽ gây khó khăn xong việc xác định hướng bay của flycam, đặc biệt với những bạn đang tập làm quen với việc điều khiển một thiết bị bay không người lái. Vì vậy, hãy luyện tập và làm quen cho mình khả năng xem điều hướng và xem la bàn qua màn hình bộ điều khiển bạn nhé.

10. Va chạm với những vật thể bay khác

Hiện nay, hầu như các mẫu drone hiện đại đều được trang bị những cảm biến chống va chạm nên lỗi này đã được khắc phục đáng kể. Nhưng không vì thế mà chiếc drone của bạn sẽ không bao giờ gặp va chạm, đặc biệt là đối với những mẫu flycam cũ. Bạn có thể va chạm với những vật thể bay như chim, những flycam khác, … . Những va chạm này thường có hậu quả khá nặng, hư hỏng thiết bị bay, khiến thiết bị rơi tự do,… Để giảm thiểu tối đa gặp phải lỗi này, bạn nên quan sát kỹ càng xung quanh địa điểm bay và bay với tốc độ vừa phải.

Trên đây, FlycamPlus đã cùng các bạn điểm qua 10 lỗi khiến flycam bị rơi và cách khắc phục. Hy vọng qua bài viết, các bạn có thêm những kinh nghiệm để điều khiển chiếc flycam của mình một cách an toàn và hiệu quả.

Nguồn: Thành Đạt – FlycamPlus