Qua bài viết tổng hợp những lỗi khiến flycam bị rơi của FlycamPlus, chúng ta đã điểm qua 10 lỗi phổ biến mà người dùng flycam hay gặp phải và điểm qua một số cách khắc phục. Nhưng để đảm bảo được cho quá trình bay chiếc drone của bạn được an toàn và hiệu quả nhất thì người điều khiển flycam sẽ cần biết đến một số lưu ý trước và sau khi bay. Trong bài viết dưới đây, FlycamPlus – đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê flycam HCM, Hà Nội và Tp. Đà Nẵng – cùng với đội ngũ phi công bay nhiều kinh nghiệm sẽ chia sẻ 11 lưu ý trước và sau khi bay flycam để có được một hành trình bay tốt nhất.
Tham khảo thêm:
Những điều cần lưu ý trước khi bay flycam
1. Cập nhập firmware cho flycam.
Firmware là một phần mềm được lập trình sẵn trên những chiếc flycam nhằm hỗ trợ và bổ sung nhiều tính năng cập nhật cho những thiết bị bay. Ngoài ra, cập nhật firmware cũng giúp flycam của bạn fix những lỗi nhỏ trên những phiên bản cũ. Giúp mang tới những trải nghiệm bay an toàn và tối ưu. Hiện nay, có 2 cách cơ bản để người dùng có thể cập nhật firmware cho thiết bị bay của mình. Đó là cập nhật firmware trên PC hoặc trên smartphone bằng ứng dụng được nhà sản xuất cung cấp. Với những mẫu flycam DJI phổ biến hiện nay như Mavic Air 2, Mavic Mini,… các bạn có thể cập nhật dễ dàng qua ứng dụng DJI Fly hoặc DJI Assistant 2 được DJI cung cấp.
2. Lựa chọn địa điểm bay
Nếu bạn là người mới tập làm quen với việc điều khiển bay những chiếc flycam, bạn nên chọn cho mình những không gian bay thoáng đãng, rộng rãi và ít vật cản. Những tòa nhà cao tầng hay những cột điện, trạm phát sóng có thể khiển gây nhiễu sóng và cản trở tín hiệu GPS trên chiếc flycam. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều khiển bay của bạn và dễ xảy ra những tai nạn không đáng có. Ngoài ra, thời tiết tại điểm bay cũng tác động rất nhiều đến hành trình bay của bạn : sương mù sẽ giảm tầm nhìn của flycam, gió to sẽ làm chệch hướng bay của flycam, …
3. Cài đặt đúng độ cao RTH
Độ cao RTH ( return to home ) là độ cao mà khi bạn kích hoạt chế độ RTH, flycam sẽ tự động bay đến độ cao ấy trước khi trở về vị trí Home. Cài đặt độ cao RTH phù hợp sẽ giúp thiết bị của bạn trở lại nút Home một cách an toàn mà không bị va chạm với những vật thể khác. Vì những lí do khác, bạn buộc phải bay trong những môi trường nhiều vật cản, cây cối, bạn nên cài đặt cho mình một độ cao RTH phù hợp sao cho cao hơn tất cả những vật thể hay tòa nhà xung quanh.
4. Kiểm tra tình trạng thiết bị bay
Đây là một lưu ý không thể thiếu trước khi bắt đầu bay. Trước khi bắt đầu một hành trình bay mới, những thao tác kiểm tra lại chiếc drone của bạn là rất quan trọng và hoàn toàn cần thiết. Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới độ an toàn trong quá trình bay flycam. Vì vậy, hãy kiểm tra lại những thiết bị như cánh quạt, tình trạng pin của thiết bị, pin của bộ điều khiển, … Ngoài ra, hãy thay thế những viên pin đã bị phồng hoặc lệch cell bằng những viên pin mới để đảm bảo chất lượng cho thiết bị.
5. Sử dụng ứng dụng hỗ trợ bay
Hiện nay, hầu hết các mẫu flycam đều được sản xuất với khả năng tương thích với những ứng dụng hỗ trợ điều khiển bay. Những ứng dụng này rất tiện lợi và dễ dàng sử dụng, giúp cho người điều khiển xác định được vị trí, tộc độ bay, độ cao, … của flycam. Ngoài ra, các bạn còn có thể thực hiện những cân chỉnh khác trên flycam của mình qua màn hình ứng dụng như thay đổi chế độ quay / chụp của camera, cân chỉnh la bàn, …
6. Kiểm tra kết nối của bộ điều khiển với thiết bị di dộng
Hãy đảm bảo sự kết nối giữa bộ điều khiển và thiết bị di dộng của bạn được ổn định trong suốt quá trình bay bằng cách kiểm tra các cổng kết nối và dây cáp kết nối.
Những điều cần lưu ý sau khi kết thúc chuyến bay flycam
1. Tắt nguồn thiết bị
Sau khi hoàn thành hành trình bay, việc đầu tiên bạn cần làm là tắt nguồn flycam và bộ điều khiển. Bạn nên tắt nguồn flycam trước khi tắt nguồn bộ điều khiển. Điều này đảm bảo rằng chiếc drone của bạn luôn chịu dưới sự kiểm soát của bộ điều khiển.
2. Thu gọn cánh quạt
Việc thu gọn cánh quạt và các chân flycam sau khi hoàn thành quá trình bay nhằm đảm bảo an toàn cho thiết bị của bạn khỏi những va chạm không đáng có trong quá trình vận chuyển làm hư hại tới flycam, Ngoài ra việc thu gọn các cánh và chân quạt cũng giúp cho chiếc flycam của bạn trở nên nhỏ gọn, dễ dàng bảo quản và vận chuyển hơn.
3. Không sạc pin, bộ điều khiển ngay
Khi hoàn thành một hành trình bay, những thiết bị luôn luôn sẽ có nhiệt độ cao hơn mức bình thường rất nhiều, tương tự như việc bạn dùng smartphone quá lâu sẽ gây nóng. Vì vậy, việc sạc pin trong thời điểm này rất nguy hiểm, có thể gây nên phồng pin, nghiêm trọng hơn là hư hỏng thiết bị. Bạn nên sạc pin và bộ điều khiển sau khoảng 30 phút kể từ thời gian tắt nguồn.
4. Gắn bảo vệ gimbal
Trong tình trạng không sử dụng, hãy luôn luôn gắn bảo vệ gimbal cho chiếc camera của flycam. Nó sẽ giúp tối đa hóa bảo vệ cho camera trên thiết bị chống trầy trước, va đậm trong quá trình vận chuyển và bảo quản.
5. Chọn vị trí bảo quản phù hợp
Flycam là một thiết bị quay hiện đại với giá thành khá đắt đỏ. Vì vậy việc bảo quản thiết bị này cũng cần rất cẩn thận. Bạn nên chọn những không gian khô ráo, thoáng mát và tránh những vật có khả năng gây nhiễu sóng điện từ. Nếu có điều kiện, bạn nên bảo quản flycam của mình trong những tủ chống ẩm.
Tổng kết
Trên đây là bài viết chia sẻ 11 lưu ý trước và sau khi bay flycam dành cho người mới bắt đầu. Ngoài ra trong quá trình sử dụng sẽ còn những điều phát sinh mà người dùng cần lưu ý. Hy vọng qua bài biết, các bạn sẽ có được những trải nghiệm hiệu quả và an toàn với những chiếc flycam của mình.
Nguồn : Thành Đạt – FlycamPlus