DJI Mavic Air 2 đã chính thức ra mắt với những cải tiến và tính năng nổi bật gây ấn tượng với người dùng flycam và các nhà kinh doanh dịch vụ cho thuê flycam. Nếu tính riêng trong những chiếc flycam của Mavic Mini nhà DJI, là chiếc flycam được ra mắt gần nhất so với Mavic Air 2. Hãy cùng đánh giá và so sánh Mavic Air 2 và Mavic Mini để tìm ra những điểm tương đồng cũng như khác biệt giữa hai chiếc flycam mới nhất của DJI này qua bài viết dưới đây nhé
So sánh Mavic Air 2 và Mavic Mini
Về thiết kế
DJI Mavic Mini sở hữu thiết kế cực kỳ nhỏ gọn, với trọng lượng 249g, kích thước 140×82×57mm khi gấp gọn và 160×202×55mm khi mở các chân ra. Thiết kế nhỏ gọn chỉ ngang chiếc Iphone 11 Pro của Apple thậm chí khiến người dùng có thể đặt vừa Mavic Mini trong lòng bàn tay. Đây được coi là chiếc flycam nhỏ gọn nhất từ trước đến nay với tính linh động cao và dễ dàng trong quá trình di chuyển. Với thiết kế và trọng lượng nhỏ gọn, chiếc flycam này không cần phải đăng ký hồ sơ hàng không ở Vương quốc Anh và Mỹ. Mavic Mini được làm bằng chất liệu nhựa cứng chống vỡ và gãy khi va chạm. Mặc cho thiết kế nhỏ gọn, Mavic Mini vẫn được đánh giá là có độ bền cao, khả năng kháng gió ổn và được khá nhiều người ưa thích.
Trong khi đó, DJI Mavic Air 2 được coi là bản nâng cấp của flycam Mavic Air được ra mắt tháng 1/2018. Về thiết kế, với trọng lượng 570g và kích thước 180×97×84 mm khi gấp gọn và 183×253×77 mm khi mở càng, ta có thể thấy Mavic Air 2 có kích thước lớn hơn Mavic Air một chút. Mặc dù lớn hơn Mavic Air nhưng thực sự chiếc Mavic Air 2 vẫn rất gọn nhẹ, bạn hoàn toàn có thể cho vào balo và mang đi bất cứ đâu.
So sánh Mavic Air 2 và Mavic Mini về mặt thiết kế, ta có thể dễ dàng nhận thấy thiết kế của Mavic Mini gọn nhẹ hơn và có phần ưa nhìn hơn so với Mavic Air 2. Tuy vậy không thể phủ nhận Mavic Air 2 cũng được thiết kế vô cùng linh hoạt và đẹp mắt.
Về pin và khả năng bay
DJI Mavic Mini được trang bị pin li-ion dung lượng 2600mAh cho thời gian bay cực kì ấn tượng lên tới 30 phút. Chiếc flycam này có khoảng cách điều khiển tối đa khoảng 4km và có thể đạt độ cao 500m. Trong điều kiện thời tiết lí tưởng, nó có thể đạt được tốc độ 46,8km/h. Mavic Mini không được trang bị cảm biến ở hai bên thân, trước và sau đồng thời cũng không được trang bị tính năng tránh chướng ngại vật. Tuy nhiên, một số cảm biến ở mặt dưới sẽ giúp cho việc hạ cánh trở nên an toàn hơn.
Mavic Air 2 được trang bị viên pin với dung lượng 3500mAh, một sự nâng cấp vượt trội so với con số 2375mAh của Mavic Air. Điều này cho phép Mavic Air 2 có thể suy duy trì trạng thái bay trong khoảng thời gian lên tới 34 phút – một con số đánh giá quá ấn tượng. Với thời lượng bay như vậy, Mavic Air 2 đã vượt qua dòng Mavic 2 đắt giá với thời lượng bay 31 phút sẵn sàng thách thức những flycam có thời lượng bay tốt nhất từ trước tới nay. Mavic Air 2 sở hữu tốc độ tối đa 68,4km/h trong điều kiện thời tiết lí tưởng, tương tự như người anh Mavic Air ra mắt 2 năm trước đó.
Về camera
DJI Mavic Mini không hỗ trợ quay video 4K – đây có thể coi là điểm trừ lớn nhất của chiếc flycam này. Camera của Mavic Mini được trang bị cảm biến ảnh CMOS 12MP kích thước 1/2.3″ cho phép chụp ảnh 12MP và quay video 2,7K/30 fps. Gimbal 3 trục giúp chống rung và duy trì tính ổn định của hình ảnh/video. Mavic Mini không được trang bị cảm biến tránh vật thể ở cả hai bên thân, mặt trước và mặt sau, đồng thời không được trang bị tính năng tránh chướng ngại vật ( object abundance). Tuy nhiên các cảm biến ở mặt sau giúp cho việc hạ cánh trở nên an toàn hơn. Các nhà làm phim chuyên nghiệp thực sự có lý do khi cân nhắc trong việc sử dụng Mavic Mini.
Trái ngược với các thống số trên Mavic Mini, Mavic Air 2 thực sự là một lựa chọn tốt của giới chụp ảnh, quay phim chuyên nghiệp. Chất lượng hình ảnh của Mavic Air 2 có thể coi là sự hòa trộn giữa Mavic Air và Mavic 2. Mavic Air 2 được trang bị cảm biến ảnh CMOS 1/2″, cho phép quay video chất lượng 4K và chụp ảnh với độ phân giải lên tới 48MP. Mavic Air 2 cũng được trang bị gimbal chống rung 3 trục và một vài chế độ ảnh tự động. Công nghệ Active Track được cập nhật phiên bản 3.0 cho phép người dùng có thể tự chọn một đối tượng, từ đó flycam tự động theo dõi. Một điểm cộng của Active Track 3.0 là người dùng có thể đặt đường bay tự động xung quanh một đối tượng.
Mavic Air 2 được trang bị cảm biến mặt trước, mặt sau và mặt dưới để giúp flycam tránh chướng ngại vật. Điều này giúp flycam được bảo vệ khi lái thẳng hoặc lùi và chướng ngại vật, hoặc có thể là rơi xuống quá thấp trong khi bay. Tuy vậy, việc không có cảm biến ở mặt trên và mặt bên khiến Mavic Air 2 không được bảo vệ ở các hướng khác, chẳng hạn như khi bạn cố gắng phóng to vật thể dưới một cành cây. Đây không phải là một điều bất ngờ bởi DJI muốn phân biệt Mavic Air 2 với dòng Mavic 2 sở hữu nhiều cảm biến hiện đại hơn.
Về giá thành
Hiện tại, Mavic Air 2 có mức giá $799 ( khoảng 19 triệu đồng), tương tự với giá thành của Mavic Air mà DJI đưa ra tháng 1/2018. Đây là mức giá được cho là hoàn toàn hợp lý với những tính năng vượt trội mà Mavic Air 2 mang lại. Trong khi đó, Mavic Mini đã giảm giá một chút so với thời điểm ra mắt ban đầu. Chiếc flycam với thiết kế nhỏ gọn hơn, camera cấu hình thấp hơn so với Mavic Air 2 sở hữu mức giá $399 (khoảng 10,5 triệu đồng). Nếu chỉ so sánh DJI Mavic Air 2 và DJI Mavic Mini về giá thành, rõ ràng Mavic Mini sẽ được ưa chuộng hơn với giá thành rẻ cùng những tính năng cơ bản. Tuy vậy, việc đầu tư một số tiền lớn hơn để sở hữu những sản phẩm hình ảnh và video chất lượng mà Mavic Air 2 mang lại cũng là lựa chọn tốt cho rất nhiều người.
Mavic Mini và Mavic Air 2 – Chiếc flycam nào phù hợp cho bạn?
Trên đây, Flycam Plus đã tổng hợp những đánh giá và so sánh Mavic Air 2 và Mavic Mini một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Nếu muốn sở hữu một chiếc flycam có khả năng quay video 4K với thời lượng pin ấn tượng, Mavic Air 2 có thể là một sự lựa chọn tốt. Trong khi đó, Mavic Mini sẽ phù hợp với những người mới sử dụng flycam và yêu cầu không quá cao về chất lượng hình ảnh. Còn bạn đã tìm được chiếc flycam phù hợp cho mình chưa? Hãy chia sẻ với Flycam Plus ở phần bình luận bên dưới nhé
Xem thêm :
Nguồn : Thành Đạt – Flycam Plus